1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KIẾN TRÚC
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Trong mọi thời đại, Kiến trúc là một lĩnh vực không thể thiếu gắn liền với nhu cầu phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ngành kiến trúc càng khẳng định mình trước nhu cầu thị trường một cách rõ rệt. Khoa Kiến trúc (Đại học Khoa học Huế) luôn lấy phương châm đào tạo lực lượng kiến trúc sư với trình độ và chất lượng cao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường về các mặt công tác tổ chức và cải thiện không gian - môi trường sống, sinh hoạt và làm việc. Những Kiến trúc sư được đào tạo tại Khoa đều có khả năng đảm nhận công tác tư vấn thiết kế từ các công trình kiến trúc nhỏ như nhà ở gia đình tư nhân, đến các công trình và dự án lớn như bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan, nhà ga hàng không, cũng như các dự án quy hoạch, thiết kế đô thị,... Bên cạnh đó, các kiến trúc sư được đào tạo tại địa phương có nhiều và đa dạng về công trình di sản kiến trúc như ở Huế, nên còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thiết kế, tôn tạo, tu bổ các công trình di tích. Thực tiễn cho thấy, hiện nay cơ hội việc làm của kiến trúc sư do Khoa đào tạo không chỉ dừng ở phạm vi đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn mở rộng ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Với quá trình đô thị hóa phát triển kết hợp với kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin như hiện nay tại khu vực miền Trung và Tây nguyên nói riêng cũng như trên toàn quốc nói chung, cơ hội việc làm của các kiến trúc sư luôn được đảm bảo, như là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Như vậy, có thể khẳng định nguồn nhân lực đầu ra do Khoa Kiến trúc (Đại học Khoa học Huế) đào tạo luôn thỏa mãn nhu cầu thị trường về cả số lượng lẫn chất lượng.
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc được cấp bằng Kiến trúc sư, có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, nhà thiết kế, thi công kiến trúc - quy hoạch - nội thất - vật liệu;
Cán bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và nước ngoài (đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc);
Kiến trúc sư tư vấn, thiết kế công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp, thiết kế nội thất, thiết kế quy hoạch, thiết kế bảo tồn và cảnh quan, giám sát thi công các công trình kiến trúc;
Chuyên viên tư vấn, điều phối, xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án;
Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đào tạo và các Viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học liên quan đến chuyên ngành Kiến trúc - Quy hoạch - Nội thất - xây dựng.
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHOA KIẾN TRÚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế là một cơ sở đào tạo Kiến trúc sư uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2022 Khoa được bình chọn giữ vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo Kiến trúc tốt nhất trong nước (xếp sau Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP HCM). Để đạt được những thành tựu trong giảng dạy và đạo tạo đó ngoài lịch sử hình thành lâu đời gần 30 năm, Khoa Kiến trúc còn liên tục đổi mới chương trình giảng dạy, phương thức giảng dạy. Đội ngũ giảng viên trẻ nhiệt huyết, năng động, có trình độ được đào tạo bài bản từ các nước Pháp, Ý, Úc, Nhật Bản, Thái Lan… luôn suy nghĩ làm thế nào để gắn việc đào tạo chuyên môn với thực tiễn địa phương nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ Kiến trúc sư có năng lực.
Hiện nay, Khoa đang đào tạo bậc đại học với chuyên ngành kiến trúc sư công trình và bậc sau đại học là thạc sĩ kiến trúc sư tiến tới mở mã ngành đào tạo Kiến trúc bảo tồn, nghiên cứu sinh Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Với bậc đại học, từ năm 2012, Khoa đã áp dụng học chế tín chỉ , theo đó, cân đối lại số tín chỉ trên một học kỳ, cân đối giữa số tín chỉ lý thuyết và tín chỉ đồ án trong toàn khóa học, thêm vào Đồ án Nội thất, ngoại thất, Đồ án Thiết kế đô thị, Đồ án thiết kế nhà công cộng quy mô trung bình 1, thống nhất tổng số tín chỉ của đào tạo 5 năm là 150 tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Năm 2016, theo chỉ đạo của Nhà trường, Khoa tiếp tục cập nhật lại chương trình khung, trong đó HP ngoại ngữ không tính vào tổng số tín chỉ tích lũy; chỉnh sửa và cập nhật toàn bộ đề cương chi tiết, thêm nội dung về Môi trường bằng cách tích hợp với 1 học phần đã có, tiếp tục điều chỉnh số tín chỉ của 1 số học phần lý thuyết và đồ án, thêm các đồ án thiết kế nhanh, thêm các học phần về kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, phương pháp nghiên cứu và trình bày luận văn, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất về đào tạo. Ngoài ra, Khoa thường xuyên cập nhật và hoàn thiện quy trình chấm các đồ án, đồ án tốt nghiệp phù hợp với đặc thù của ngành học và cơ chế chấm điểm của Nhà trường. Theo đó, điều kiện làm Đồ án tốt nghiệp: Học phần tiên quyết: Thực tập cuối khóa, nợ không quá 10 tín chỉ, không nợ HP đồ án.
1.3 SỨ MẠNG
Nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực Kiến trúc sư đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.
1.4 TRUYỀN THỐNG
Logo
(Mã số file gốc 01)
Ý nghĩa logo: Hình tượng mái cong tương trưng cho kiến trúc truyền thống Huế, Màu đỏ tương trưng cho màu của sự nhiệt huyết rực cháy như khát vọng và đam mê kiến trúc.
1.5 CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Văn phòng Khoa Kiến trúc (Phòng F.102)
Văn phòng Bộ Môn Quy hoạch, Bảo tồn và Cảnh quan (Phòng
Văn phòng Bộ Môn Kiến trúc Nội thất và Công nghệ xây dựng
Văn phòng Bộ Môn Kiến trúc Dân dụng và Công nghiệp
*************
Xưởng Kiến trúc 01 (Phòng E203): Xưởng đồ án
Xưởng Kiến trúc 02 (Phòng E204): Xưởng đồ án
Xưởng Kiến trúc 03 (Phòng F.101): Xưởng nghiên cứu – Studio – làm việc nhóm
Xưởng Kiến trúc 04 : Xưởng mỹ thuật – điêu khắc
Xưởng Kiến trúc 05: Không gian sinh hoạt các Câu lạc bộ - Lớp vẽ mỹ thuật kiến trúc.
*************
Xưởng Thực hành 01: Xưởng thực hành in 3D, flycam
Xưởng Thực hành 02: Xưởng mô hình, máy cắt CNC, máy cắt Laser.
Kho lưu trữ đồ án
*************
Sơ đồ vị trí: (bổ sung sau)
1.6 MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
Với phương châm “Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên”, Khoa Kiến trúc đã và đang không ngừng nỗ lực nhằm mang lại một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho sinh viên của mình.
Đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ và tâm huyết với nghề. Nhân sự công tác tại Khoa Kiến trúc hiện nay gồm 23 cán bộ, giảng viên cơ hữu; trong đó có 07 giảng viên có trình độ Tiến sĩ. Các Tiến sĩ, Thạc sĩ của Khoa Kiến trúc tốt nghiệp từ các trường trong và ngoài nước, đặc biệt một số tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng trên thế giới như Pháp, Ý, Nhật Bản, Thái Lan…Chính những người này đã mang một luồng gió mới trong tư tưởng cũng như phong cách học tập, làm việc giúp các sinh viên có điều kiện thay đổi tư duy cũng như thói quen thụ động vốn phổ biến ở sinh viên Việt Nam.
Rèn luyện tư duy thực tiễn trong thiết kế Kiến trúc thông qua các cuộc thi
Để tạo được tư duy thực tiễn trong thiết kế cho các bạn sinh viên Kiến trúc, một trong những phương pháp mà Khoa Kiến trúc thường áp dụng đó là tạo ra các cuộc thi thiết kế với chủ đề mang tính thực tế, tính ứng dụng cao. Các bạn sinh viên Kiến trúc tham gia cuộc thi với tinh thần như đang học các môn học của mình, sự khác biệt là các chủ đề dự thi thường mang tính thực tế cao và chú trọng xử lý một số các vấn đề bức xúc trong đô thị, thành phố, nơi mà các bạn hằng ngày vẫn sinh sống và trải nghiệm. Có thể kế đến một số các cuộc thi diễn ra trong thời gian gần đây như: Cuộc thi thiết kế lan can cầu bắt qua sông Hương và sông An Cựu, Cuộc thi Ký họa kiến trúc Huế xưa và nay, Cuộc thi vẽ tranh cổ động chống dịch COVID – 19, Cuộc thi thiết kế hạ tầng Xanh cho Huế, Cuộc thi hồi sinh góc phố trong đô thị Huế và gần đây nhất là cuộc thi Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng thành phía Nam và ký họa kiến trúc phía Nam kinh thành Huế.
Nhóm sinh viên Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đạt giải nhất cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng thành phía Nam và ký họa kiến trúc phía Nam kinh thành Huế đang làm việc nhóm triển khai ý tưởng cho cuộc thi
(Mã số file đính kèm 02)
1.7 NGHIÊN CỨU
Cùng với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học đã được Khoa Kiến trúc đặc biệt quan tâm thông qua động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên tham gia thực hiện. Đây còn là một chỉ tiêu thi đua bắt buộc đối với các giảng viên và sinh viên tại Khoa Kiến trúc. Nhà trường cũng không ngừng đầu tư tài liệu và thiết bị nghiên cứu, mời các Giáo sư đầu ngành trong và ngoài nước hướng dẫn nghiên cứu cho đội ngũ của trường, gửi giảng viên đi tham gia các hội nghị và hội thảo nghiên cứu khoa học quốc gia và quốc tế.
Mục tiêu xây dựng nhà trường theo hướng đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm trên nền nhân văn hiện đại là nhằm đào tạo ra những Kiến trúc sư có khả năng thực tế cao, có thể bắt tay ngay vào các công việc thực tiễn mà không đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng lao động phải mất thời gian huấn luyện lại. Chương trình đào tạo của nhà trường đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp đào tạo thiên về lý thuyết mà nhiều trường đại học ở nước ta đang mắc phải. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu ở Khoa Kiến trúc được đẩy mạnh và hướng vào các chủ đề mang tính ứng dụng cao, đi thẳng vào thực tiễn, kết hợp với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Tỉ lệ trên 95% sinh viên ra trường có việc làm ngay sau 6 tháng tốt nghiệp, cùng với nội dung của các đề tài nghiên cứu đã và đang là minh chứng cụ thể cho mục tiêu mang tính chiến lược của nhà trường.
1.8 ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY
1.9 ĐỐI TÁC ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN
1.10 HỌC PHÍ